Một trong các pool đào lớn nhất thế giới, ViaBTC đã thông báo rằng, họ sẽ list việc trao đổi Bitcoin ABC với tên gọi Bitcoin Cash (BCC), trong khi vẫn cho phép người dùng đào hoặc fork trên một pool đào mới.
Kể từ ngày 22/7/2017 (giờ UTC), người dùng trên sàn giao dịch ViaBTC sẽ có thể trao đổi tài sản BTC của mình với tỷ lệ 1:1 thành “BCC” và “BTC FROZEN2”. Nghĩa là, người dùng có thể trao đổi 1 “BTC” thành 1 “BCC” và 1 “BTC FROZEN2” hoặc ngược lại. Tuy nhiên người dùng sẽ không được nạp hoặc rút 2 đồng này.
Độ khó khi đào sẽ được tự động điều chỉnh dựa trên sự ủng hộ của thợ đào, điều đó có nghĩa là việc đào trên chain mới này sẽ khả thi, ngay cả trong trường hợp hashrates thấp (nếu thợ đào không ủng hộ)
Khi việc chia tách xảy ra, người sở hữu Bitcoin sẽ tự động sở hữu Bitcoin trên cả 2 chain. Có khả năng các sàn giao dịch sẽ list cả 2 loại Bitcoin nên có thể nói cả 2 loại này chắc chắn sẽ có một giá trị nào đó. Còn giá trị như thế nào sẽ được quyết định bởi thị trường trong thời điểm biến động hỗn loạn vào đầu tháng 8.
Để biết thêm thông tin về sự chia tách Bitcoin và các cách đối phó các bạn có thể đọc bài viết này tại đây.
Như vậy sau hơn 2 năm tranh cãi về khả năng mở rộng của Bitcoin, nhiều khả năng giải pháp cuối cùng sẽ là sự xuất hiện của 2 đồng bitcoin vì tầm nhìn của các phe tham gia là hoàn toàn khác nhau, đến mức không thể tương thích.
Gần như phần lớn các thợ đào sẽ kích hoạt segwit thông qua segwit2x – giải pháp nâng cấp giao thức với việc tăng kích cỡ tối đa của block lên 4MB trong khi chỉ cung cấp 1.7x sức chứa của giao dịch (transaction capacity), thay vì 4x như BitcoinABC. Có thể nói, đối với những người ủng hộ segwit thì việc mở rộng ngay trên chain (on-chain scability) sẽ cần phải bị giới hạn, và việc mở rộng nên được thực hiện trên các giao thức trung gian, ví dụ Lighting Network.
Tuy nhiên những người ủng hộ block lớn (big blocker) không đồng ý với điều này. Họ cho rằng việc mở rộng cần phải được thực hiện ngay trên chain mà trong đó giới hạn chỉ là giới hạn của kỹ thuật chứ không phải do con người đặt ra. Với họ, Bitcoin cần phải được giao dịch trực tiếp peer-to-peer mà không cần một giao thức trung gian nào, và qua đó sẽ đạt được mức độ phân tán (decentralization) tuyệt đối hơn.
Phương án trên, theo như những người ủng hộ segwit thì có nhược điểm là do kích cỡ block tăng, sẽ có nhiều dữ liệu cần được xử lý hơn, chi phí để chạy một node sẽ tăng và vì thế, số người dùng thực hiện việc chạy node sẽ giảm đi. Những big blocker phản bác lại cho rằng, việc đó sẽ làm tăng khả năng sử dụng của Bitcoin nên nhu cầu sử dụng sẽ tăng lên, qua đó sẽ tăng số người dùng chạy node.
Có thể nói, 2 bên có những tầm nhìn hoàn toàn khác nhau – một bên coi Bitcoin như là vàng, nghĩa là giá trị chính là lưu trữ, còn một bên thì coi Bitcoin vừa là vàng vừa là tiền, nghĩa là vừa có giá trị lưu trữ vừa phải đáp ứng nhu cầu giao dịch.
Với việc phần lớn pool đào phát tín hiệu ủng hộ Segwit2x (qua đó gián tiếp ủng hộ Segwit) thì BitcoinABC (gọi là đồng Bitcoin Cash – BCC) nhiều khả năng sẽ chỉ tồn tại dưới dạng thiểu số tại thời điểm chia tách.
Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là BitcoinABC không có tương lai. Đây là thời điểm mà, lần đầu tiên trong lịch sử Bitcoin, thị trường (mà tính đến thời điểm này chưa ai hoàn toàn kiểm soát được) sẽ thực sự quyết định con đường đi sắp tới của Bitcoin. Giá trị của BCC sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu và định hướng của thị trường. Theo như https://www.cryptocoinsnews.com/viabtc-will-list-big-blockers-bitcoinabc-bitcoin-is-spliting/ thì tỷ lệ giữa 2 đồng coin khi đi vào giai đoạn ổn định có thể là 80% – 20%.
Qua những gì đã xảy ra với Ethereum, ta có thể nhận thấy rằng, cuối cùng thì các thợ đào cũng sẽ đi theo giá cả thị trường. Vì vậy nên ngay cả khi Bitcoin Core bắt đầu ngày 1/8 với 95% và BCC có ít hơn thế rất nhiều, thì dần dần hashrates cũng sẽ được quyết định bởi sự thay đổi giá cả của 2 đồng này.
Lược dịch từ https://www.cryptocoinsnews.com/viabtc-will-list-big-blockers-bitcoinabc-bitcoin-is-spliting/
0 nhận xét:
Post a Comment