AN TOÀN

Bốn cách vượt qua sự kiện Bitcoin 1/8 an toàn ( SEGWIT2X )


Tính đến thời điểm này, khả năng Bitcoin sẽ chia tách vào ngày 1/8 là hoàn toàn có thể. Một số lượng người dùng Bitcoin đã cam kết sẽ thực hiện user activated soft fork (UASF) (như định nghĩa tại Bitcoin Improvement Proposal 148 (BIP 148)). Những người dùng đó sẽ từ chối bất kỳ block Bitcoin nào không phát tín hiệu ủng hộ Segregated Witness (SegWit), trung tâm của lộ trình mở rộng Bitcoin của Bitcoin Core (Team dev chính của Bitcoin)



Ngay cả khi phần lớn các thợ đào (phần lớn ở đây là tính theo Hash power, không phải số lượng người) không phát tín hiệu ủng hộ Segwit thông qua BIP148 vào ngày 1/8 thì chỉ cần ít nhất một vài người trong số đó phát tín hiệu, thì Bitcoin blockchain sẽ bị chia tách. Trong trường hợp đó, sẽ có 2 đồng Bitcoin mà trong bài viết sắp tới sẽ được chúng tôi gọi là “148 BTC” (Đồng Bitcoin đi trên chain thực hiện soft fork) và “Legacy BTC” (tạm dịch đồng Bitcoin gốc, nằm trên chain không thực hiện soft fork)

Tin tốt là mọi đồng Bitcoin sẽ được “copy” trên cả 2 chain. Điều đó có nghĩa là, nếu bạn đang sở hữu Bitcoin (sở hữu ở đây nghĩa là thực sự sở hữu chứ không phải là đang “nhờ” người khác sở hữu, ví dụ để trên sàn giao dịch – điều này sẽ được nói rõ hơn ở đoạn dưới) thì khi Bitcoin chia tách, bạn sẽ sở hữu cả 148 BTC và BTC gốc.

Tin xấu là việc chia tách sẽ rất lộn xộn và rủi ro, nếu bạn không cẩn thận bạn vẫn sẽ bị thiệt hại.

Mục đích chính của bài viết này là cung cấp thông tin để các bạn có thể hiểu rõ bản chất của sự kiện Bitcoin sắp tới, nhằm đưa ra quyết định đúng đắn nhất có thể, giúp giảm thiểu rủi ro và thiệt hại.

Lưu ý: Nếu bạn muốn tham gia vào thị trường 148 BTC/Legacy BTC sớm nhất có thể (trong lúc thị trường hỗn loạn là cơ hội tốt để kiếm tiền) thì tức là bạn đã phải hiểu rõ và chấp nhận việc mạo hiểm.

Trước ngày 1/8

Đầu tiên, bạn cần ý thức được rằng, việc chia tách sẽ tạo nên một tình trạng rủi ro cao (high-risk). Hoàn toàn có khả năng sẽ xảy ra một cuộc chiến trực tuyến giữa 2 phe mà qua đó, giá Bitcoin có thể sẽ giảm mạnh. Bạn cần chắc chắn rằng bạn không giữ nhiều Bitcoin hơn số tiền bạn có thể mất (Đây cũng là lời khuyên cơ bản của đầu tư “không mạo hiểm” – chỉ đầu tư số tiền bạn có thể mất)

Chính vì vậy, phương án đầu tiên là rút toàn bộ Bitcoin chuyển thành USDT, hoặc rút về tiền mặt (VND, USD, etc). Với phương án này, bạn sẽ đảm bảo mình không bị mất tiền, tuy nhiên bạn cũng sẽ không thu được lợi trong trường hợp Bitcoin vượt 1/8 thành công dẫn đến giá tăng mạnh, hoặc trong trường hợp chia tách, không được “gấp đôi” số Bitcoin của bạn (như ở trên đã nói, trong trường hợp chia tách, nếu sở hữu Bitcoin bạn sẽ nhận được cả 2 loại)

Kết luận phương án thứ 1:

Phương án Chuyển BTC thành USDT hoặc rút về tiền mặt Ưu điểm Giữ được giá trị của BTC tại thời điểm rút, người dùng sẽ chắc chắn không bị "mất" tiền.
Nhược điểm 1.Không thu được lợi trong trường hợp Bitcoin vượt qua 1/8 thành công dẫn tới tăng giá.
2.Không được sở hữu cả 2 loại Bitcoin trong trường hợp chia tách.


Phương án thứ 2 : bạn có thể lưu trữ Bitcoin của mình trong Altcoin. Phương án này sẽ có lợi nếu như bạn chọn đúng Altcoin có giá tăng trong thời điểm xảy ra sự kiện. Ưu nhược điểm của phương án này:
Phương ánChuyển BTC thành altcoinƯu điểm Sẽ có lợi nếu chọn đúng được altcoin tăng giá
Nhược điểm 
1.Không thu được lợi trong trường hợp Bitcoin vượt qua 1/8 thành công dẫn tới tăng giá.
2.Không được sở hữu cả 2 loại Bitcoin trong trường hợp chia tách.
3.Nếu chọn sai altcoin sẽ bị thiệt.


Nếu bạn không muốn chuyển Bitcoin thành các dạng tài sản khác mà vẫn muốn giữ BTC, thì điều quan trọng nhất bạn nên thực hiện là hãy đảm bảo bạn là người duy nhất quản lý key cá nhân của bạn.

Giả sử bạn lưu BTC của bạn trên sàn, ví dụ như Coinbase, Polo hay bittrex, hoặc bất cứ một dịch vụ nào tương tự thì bạn có khả năng sẽ không nhận được BTC trên cả 2 chain trong trường hợp chia tách. Có thể nói là bạn sẽ phó thác BTC của mình cho sàn giao dịch.

Trong thông báo ngày 17/03/2017, sàn giao dịch Poloniex sẽ chỉ hỗ trợ việc sử dụng Bitcoin của team Core, còn với các đồng coin khác (ví dụ Bitcoin Unlimited) thì sàn chưa quyết định việc hỗ trợ hay không. Trong trường hợp chia tách, sàn này sẽ cho phép rút về đồng coin không phải của team Core, khi và chỉ khi chain mới đã có sẵn “replay protection” (Tạm hiểu là chống lại khả năng bị tấn công kiểu replay, tức là dựa trên giao dịch BTC trên 1 chain để “lặp lại” giao dịch đó trên chain còn lại – sẽ được chúng tôi nói rõ hơn ở phần dưới)


Thông báo của sàn poloniex

Các bạn cần lưu ý là đối với sàn Poloniex, số BTC các bạn đang cho vay sẽ không được copy sang chain mới.

Đối với Bittrex thì sàn này nói rằng sẽ mong muốn được hỗ trợ cả 2 đồng coin, nhưng cũng chỉ trong điều kiện điều đó là an toàn cho người dùng.



Thông báo của sàn bittrex

Như vậy, ưu nhược điểm của phương án 3 – giữ Bitcoin trên sàn:

Phương án Giữ BTC trên sàn (ví dụ Poloniex và Bittrex)Ưu điểm Không mất thời gian chuyển về ví hoặc đổi sang altcoin hay usdt
Nhược điểm 1.Giao phó hoàn toàn cho sàn giao dịch.
2.Có khả năng không nhận được 2 đồng BTC trên 2 chain trong trường hợp phân tách.


Nếu các bạn vẫn muốn giữ Bitcoin nhưng không muốn để trên sàn thì các bạn sẽ thực hiện phương án 4 

– tạo ví riêng cho mình và sau đó rút số BTC của bạn trên sàn về ví đó. Khi đó ví đó sẽ lưu giữ private keys của bạn.

Việc chọn ví nào là quyết định ở bạn. Về cơ bản thì bạn có những lụa chọn sau:

Bạn có thể tìm thấy các ví phổ biến trên máy tính hoặc điện thoại trên bitcoin.org. Các ví này sẽ an toàn trong trường hợp máy tính hoặc điện thoại của bạn được bảo mật.



Các ví điện tử phổ biến cho máy tính

Một cách lưu trữ an toàn hơn là bạn có thể lưu vào ví lạnh, tất cả các ví được nêu trên bitcoin.org sẽ giúp bạn lưu trữ BTC của mình an toàn.



Hiện tại 2 dòng ví phổ biến nhất là Ledger Nano và Trezor đều đã nói rằng sẽ thực hiện hỗ trợ cả 2 đồng Bitcoin, dĩ nhiên đều trong trường hợp điều đó an toàn. Đối với Ledger thì họ có nói thêm rằng nếu 1 chain trở nên quá mạnh (quá nhiều người ủng hộ so với chain còn lại) thì “có thể” họ sẽ trở lại chỉ hỗ trợ việc truy cập vào 1 chain đó.

Các bạn có thể đọc thông báo đầy đủ của Trezor và Ledger lần lượt tại địa chỉ https://blog.trezor.io/contingency-plan-bitcoin-hard-fork-b6ce85cde028https://blog.ledger.co/what-would-happen-for-ledger-hardware-wallet-users-in-case-of-a-bitcoin-fork-3b955a065d57

Các bạn cần lưu ý là, các thông báo này được đưa ra từ thời điểm vấn đề của Bitcoin là giữa Bitcoin Core và Bitcoin Unlimited. Tại thời điểm này, khi Segwit2x đạt được sự đồng thuận cao của các thợ đào đặc biệt là ở Trung Quốc thì khả năng Bitcoin Unlimited xuất hiện đã không còn cao nữa nên có thể sẽ có các thông báo mới. Các bạn cần tích cực nghe ngóng thông tin, đặc biệt từ các nguồn chính thống đáng tin cậy để có quyết định kịp thời.

Bất kể các bạn chọn ví gì, hãy chắc chắn rằng mình đã lưu lại (backup) keys của mình một cách an toàn. Tất cả các ví đều yêu cầu bạn thực hiện điều đó trong quá trình cài đặt và sử dụng nên đừng bỏ qua bước này.

Tóm lại, ưu nhược điểm của phương án 4 – lưu BTC về ví riêng sẽ là:
Phương ánRút BTC về ví riêng (nên chọn ví lạnh)Ưu điểm 1.An toàn nhất
2.Nhiều khả năng sẽ có BTC ở cả 2 chain
Nhược điểm Sẽ thiệt hại nếu như Bitcoin xuống giá do ảnh hưởng của quá trình chuyển giao.


Trong ngày 1/8 (và một thời gian ngắn sau đó)

Nếu như phần lớn hash power phát tín hiệu ủng hộ Segwit thông qua BIP148 trong hoặc trước ngày 1/8 (khả năng ít xảy ra) thì quá trình nâng cấp sẽ diễn ra thuận lợi. Trong trường hợp đó bạn không cần làm gì cũng sẽ an toàn.

Tuy nhiên, khả năng dễ xảy ra hơn là phần lớn hash power sẽ không ủng hộ BIP148 UASF trong ngày 1/8, và khi đó có thể sẽ xảy ra chia tách. Nếu bạn đang sở hữu Bitcoin một cách thực sự (nghĩa là không phải để ở ví sàn hoặc ví do người khác giữ) bạn sẽ có cả 2 loại 148BTC và BTC gốc (Legacy)

Khi đó, sẽ có các khả năng sau xảy ra:

Nếu ở một thời điểm nào đó trong hoặc sau 1/8, Chain 148 BTC (tức là chain ủng hộ Segwit thông qua BIP148) trở thành chain tích lũy được nhiều proof of work nhất thì các nodes trên chain BIP 148 và Legacy đều sẽ chuyển sang chain BIP148 và khi đó, BTC gốc (Legacy) sẽ bị bỏ, và qua đó vấn đề sẽ được giải quyết (không còn chia tách nữa). Như vậy thì sự chia tách sẽ chỉ là tạm thời và bạn sẽ an toàn nếu như bạn giữ keys của bạn an toàn và có thể sử dụng Bitcoin như bình thường.

Nhưng cho đến khi điều trên (hoặc một trường hợp khác giải quyết được vấn đề chia tách) xảy ra thì trên lý thuyết vẫn sẽ luôn có khả năng là BTC gốc (Legacy) sẽ bị bỏ qua như vậy. Chain gốc (Legacy) có thể tồn tại chỉ trong vài giờ hoặc vài ngày hoặc có thể kéo dài hơn, nhưng luôn luôn có khả năng bị bỏ qua.

Như vậy, sau thời điểm chia tách (đặc biệt là thời gian ngắn sau khi xảy ra chia tách) việc mua bán đồng Bitcoin gốc (Legacy) là rất mạo hiểm. Các đồng này có thể biến mất nếu như chain 148 vượt qua chain gốc (Legacy). Vì thế người dùng được khuyên là không nên mua hoặc nhận BTC gốc và nếu mua bán trên đồng này thì cần nhận thức rõ nguy cơ đi kèm.

Các nodes theo BIP148 chưa bao giờ công nhận chain gốc (Legacy) vì vậy những nodes này sẽ không bao giờ chuyển chain bất kể chain nào có nhiều hash power hơn. Tuy vậy việc mua bán 148 BTC cũng không hẳn là an toàn. Lý do là, không có gì đảm bảo đồng 148 BTC sẽ được sử dụng. Điều này đúng với mọi đồng tiền điện tử nhưng đặc biệt đúng với 148 BTC vì những hạn chế mà đồng này sẽ gặp phải như việc đào (vào thời gian đầu), khả năng mọi người “ghét” vì là tác nhân trực tiếp dẫn đến sự chia tách hay khi chain gốc kích hoạt Segwit. Thêm vào đó, việc xác nhận block có thể sẽ rất chậm trong thời gian đầu (do không có được sự ủng hộ của thợ đào) nên việc sử dụng 148 BTC sẽ rất khó khăn.

Nếu bạn vẫn muốn sử dụng 148 BTC thì ví của bạn cần chạy BIP 148 full nodes. Bạn có thể tìm các thông tin đó ở đây và tải phần mềm tại đây.

Bên cạnh 2 rủi ro nêu trên (BTC gốc bị bỏ qua và 148 BTC không được sử dụng) thì còn một mối nguy hiểm lớn nữa, đó là tấn công replay (replay attacks)

Trong trường hợp chia tách, các giao dịch ở cả 2 phía sẽ được nhìn thấy một cách tương tự nhau. Nếu một giao dịch được nhận bởi cả 148 BTC và BTC gốc (Legacy) – ví dụ trong trường hợp người nhận giao dịch “truyền lại” giao dịch đó – thì giao dịch đó sẽ trở thành hợp lệ ở cả 2 chains, và đó gọi là tấn công replay (replay attacks)

Như vậy thì việc sử dụng Bitcoin trên 1 chain có thể khiến bạn “không chủ động” sử dụng đồng Bitcoin tương ứng trên chain còn lại. Ví dụ thay vì việc bạn chỉ trả cho một ai đó đồng 148 BTC bạn có thể “không chủ động” trả cả đồng BTC gốc (Legacy) nữa.

Cách tốt nhất để phòng tránh kiểu tấn công replay này là gì? Đó là bạn không gửi giao dịch gì cả, cho đến khi mà sự kiện 1/8 qua đi và mọi người nhìn rõ hơn tình trạng hiện tại của đồng Bitcoin.

Sau khi chia tách


Cần nhắc lại là, đối với BIP148 UASF thì sẽ khá khó khăn để định nghĩa thế nào là chia tách.

Như đã nói ở phần trên, nếu 148 BTC chain “giành thắng lợi” thì nó sẽ là chain duy nhất tồn tại và sự chia tách sẽ kết thúc. Đồng 148 BTC sẽ trở thành Bitcoin duy nhất.

Nhưng nếu điều đó không xảy ra, hoặc xảy ra không đủ nhanh thì kể cả khi chain BIP 148 không có hoạt động hoặc hoạt động yếu ớt thì chúng ta vẫn phải đối mặt với sự chia tách. Thợ đào có thể quyết định đào trên bất cứ chain nào vào bất cứ lúc nào, vì thế, trên lý thuyết chỉ cần nó còn tồn tại thì bất cứ lúc nào BIP148 cũng có thể “tiêu diệt” chain gốc (Legacy)

Và dĩ nhiên, cũng có khả năng 2 chain – 148 BTC và BTC gốc (Legacy) sẽ cùng tồn tại. Trong trường hợp đó, việc sở hữu 2 đồng BTC cùng lúc sẽ rất tiện với người dùng.

Khi đó thì, mặc dù việc chia tách chắc chắn sẽ gặp nhiều vấn đề lộn xộn, nhưng các sàn giao dịch cũng như các hệ thống giao dịch sẽ phải giải quyết. Các ví hỗ trợ cả 2 đồng coin chắc chắn cũng sẽ xuất hiện nhanh vì đó là nhu cầu của thị trường, và khi đó bạn có thể lưu các “loại” BTC bạn có vào các ví khác nhau để tăng sự an toàn.

Vậy thì, nếu quyết định giữ BTC mà không đổi ra tiền mặt, điều quan trọng nhất bạn cần làm là đảm bảo quyền sở hữu của bạn đối với Bitcoin tại thời điểm này và không thực hiện giao dịch trong thời điểm sự kiện 1/8 diễn ra. Chỉ cần làm được điều đó bạn sẽ có thể đứng yên chờ bão qua, cập nhật thông tin và quyết định khi đã nhìn rõ vấn đề.

Cập nhật thông tin là điều rất quan trọng. Các nguồn thông tin đáng tin cậy có thể tìm thấy trên Bitcoin.org, Bitcoin magazine, coindesk hay nhiều trang tin uy tín khác. Tradingig cũng sẽ cố gắng cập nhật thường xuyên và dịch các nguồn này, cũng như cung cấp các đánh giá của chúng tôi.

Kết luận
Bạn cần kiểm soát keys của mình an toàn (tức là trên ví của mình, bất kể là ví điện tử hay ví lạnh), hoặc đổi ra tiền mặt.
Để an toàn thì không thực hiện giao dịch vào ngày 1/8 và có thể 1 thời gian ngắn sau, theo dõi thông tin của thị trường.
Nếu xảy ra chia tách, lưu BTC của bạn trên các ví khác nhau.
Luôn luôn cập nhật thông tin và tỉnh táo để đưa ra quyết định sáng suốt nhất.

Nguồn : tradingig

About Unknown

0 nhận xét:

Post a Comment

Powered by Blogger.